Bút toán kết chuyển thuế GTGT là bút toán quan trọng đối với kế toán thuế. Để hiểu rõ hơn về kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hãy cùng Kế Toán Trust tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Kết chuyển thuế GTGT (VAT)
Kết chuyển thuế GTGT (VAT) là quá trình tính toán, bù trừ giữa số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp, với mục đích xác định số thuế doanh nghiệp cần nộp vào NSNN.
Kết chuyển thuế GTGT (VAT) có thể xảy ra hai tình huống:
- Chuyển sang kỳ sau: Khi số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ vượt quá số thuế GTGT (VAT) đầu ra cần phải nộp.
- Hoàn thuế GTGT (VAT): Khi số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ thấp hơn số thuế GTGT (VAT) đầu ra cần phải nộp.
Nguyên tắc khi thực hiện kết chuyển thuế GTGT (VAT) được khấu trừ
Bút toán kết chuyển thuế GTGT nhằm giúp kế toán viên xác định được thuế GTGT (VAT) cần nộp trong kỳ tính thuế.
Việc này đảm bảo kế toán nắm chắc được dòng tiền, lập báo cáo tài chính để làm tài liệu để các nhà quản trị đưa ra kế hoạch về quản lý dòng tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Những nguyên tắc kế toán viên cần lưu ý được nêu rõ tại Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán TK 333 – Thuế và các khoản cần nộp nhà nước.
Kết chuyển thuế GTGT (VAT) cuối kỳ là việc kế toán thực hiện bù trừ giữa số thuế GTGT (VAT) đầu vào mà DN được khấu trừ với số thuế GTGT (VAT) bên đầu ra mà DN phải nộp từ đó xác định được chính xác tổng số thuế DN cần nộp vào NSNN.
DN tiến hành hạch toán kết chuyển thuế GTGT (VAT) cuối kỳ nếu DN lựa chọn kê khai thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ.
Trong trường hợp DN lựa chọn phương pháp trực tiếp thì không cần phải thực hiện kết chuyển thuế GTGT (VAT) cuối kỳ
Khi DN đã kê khai thuế GTGT (VAT) theo tháng thì buộc phải cuối tháng phải hạch toán thuế GTGT (VAT), tuyệt đối không thực hiện vào cuối quý và ngược lại.
Hướng dẫn quy trình kết toán chuyển thuế GTGT
Bút toán kết chuyển thuế GTGT (VAT) được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp.
Số Thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp = Số phát sinh có TK 3331 trong kỳ – số phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ
Lưu ý: Phát sinh nợ trong kỳ là trường hợp như hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán; điều chỉnh giá…, không bao gồm số thuế GTGT (VAT) đã nộp của kỳ trước.
Bước 2: Xác định số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ.
Số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ cuối kỳ = Dư nợ TK 133 đầu kỳ + phát sinh Nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ.
Lưu ý: Phát sinh có TK 133 trong kỳ là số khi chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT (VAT).
Bước 3: Bước 3 đối chiếu thuế GTGT (VAT).
Kế toán thực hiện đối chiếu số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp với số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ. Có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT (VAT) đầu vào
Nếu số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ. Khi này kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ.
Bút toán kết chuyển:
Nợ TK 3331Có TK 133: Số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ
Trường hợp 2: Thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT (VAT) đầu vào
Nếu số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ, khi này kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp.
Bút toán kết chuyển:
- Nợ TK 3331
- Có TK 133: Số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp.
Bước 4: Kiểm tra kết chuyển thuế GTGT (VAT).
Cách kiểm tra việc kết chuyển thuế GTGT (VAT) như sau:
Nếu số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp lớn hơn Số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ:
- Số dư Có cuối kỳ TK 3331 = Số liệu ở chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Nếu số thuế GTGT (VAT) đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT (VAT) đầu ra phải nộp:
- Số dư Nợ TK 133 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán kết chuyển thuế (VAT) GTGT cuối kỳ
Cách xác định giá tính thuế GTGT (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế GTGT là tổng của giá nhập tại cửa khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), và thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Cụ thể:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu, giá tính thuế GTGT sẽ là giá nhập khẩu cộng với số thuế nhập khẩu sau khi đã được miễn, giảm. Cụ thể:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu sau khi miễn, giảm
Bạn nên xem: Dịch vụ thành lập công ty tại Lâm Đồng
Nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn hãy liên hệ với Kế toán Trust hoặc Cộng đồng Ngành Kế Toán chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.