Làm thế nào để trở thành một kế toán giỏi luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Để trở thành một kế toán giỏi ngoài việc cần có chuyên môn vững, kiến thức rộng, nghiệp vụ giỏi, thông hiểu pháp luật còn cần liên tục không ngừng tiếp thu những kiến thức mới. Để tìm hiểu cách để trở thành một kế toán giỏi hãy cùng Kế toán Trust tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Để trở thành một kế toán giỏi bạn cần gì ?
Kỹ năng nghề nghiệp cần có để trở thành một kế toán giỏi
Năng lực chuyên môn cao
Kế toán là vị trí khá cao trong các tổ chức tài chính nên trước tiên bạn cần có là năng lực chuyên môn cao.
Điều này dễ thấy nhất thông qua bằng tốt nghiệp cao đẳng hay đai học chuyên ngành kế toán.
Trải qua quá trình học tập và kinh nghiệm tích lũy được khi đi làm, bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lập và trình bày báo cáo kế toán,…
Thành thạo máy tính, tiếng Anh
Hiện nay, khi công nghệ thông tin đang xâm nhập vào hầu hết lĩnh vực của đời sống thì các kế toán viên sử dụng công cụ máy tính để công việc kế toán trở lên dễ dàng hơn và nâng cao hiệu quả.
Để trở thành một kế toán viên hiện đại và năng động, bạn cần thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel và Power Point dùng để tính toán, thuyết trình và các phần mềm khác chuyên về kế toán.
Kế toán liên quan chặt chẽ tới những điều luật về kinh tế, tài chính trong và ngoài nước. Khi đó, bạn cần tìm hiểu thật tỉ mỉ về luật, hệ thống chuẩn mực của nước đối tác và tự nâng cao vốn ngoại ngữ của mình.
10+ phẩm chất nghề nghiệp cần có để trở thành một kế toán giỏi
1. Trung thực tuyệt đối
Kế toán viên – người tạo niềm tin, để tạo được niềm tin thì những thông tin mà bạn đem lại phải trung thực, đáng tin cậy.
Trung thực ở đây nghĩa là những thông tin bạn đưa ra phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh.
Chỉ những thông tin mang tính trung thực mới giúp ích cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, khách hàng, doanh nghiệp.
2. Khách quan
Kế toán viên luôn phải tuyệt đối khách quan trước các hoạt động kinh tế trong đơn vị. Một kế toán viên thực thụ luôn hiểu sự thiếu khách quan của mình sẽ làm hại chính cơ quan, tổ chức và chính mình.
3. Chính xác
Là kế toán viên, bạn phải đối mặt với vô vàn con số mỗi ngày.
Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc kế toán đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, phép tính.
Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi nhỏ nào đó thì sẽ kéo theo sai cả hệ thống và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, có khi còn làm lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.
4. Chăm chỉ, cẩn thận
Kế toán viên làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng lại là 10 con số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách bạn tôn trọng công việc của mình.
Bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy nếu thiếu sự chăm chỉ và cẩn thận.
5. Năng động, sáng tạo
Là một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cần quan tâm cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng tương lai.
Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trước những biến động.
Bên cạnh đó, nó cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.
6. Khả năng quan sát, phân tĩch, tổng hợp
Công việc kế toán cần làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ, lên báo cáo… Những công việc này yêu cầu khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích và tổng hợp chúng một cách hợp lý.
7. Có tính độc lập cao trong công việc và phải có tinh thần tập thể
Thông thường một kế toán viên sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt, vật tư, chi phí giá thành… như vậy bạn sẽ cần làm việc một mình trong lĩnh vực mình đảm nhiệm.
8. Bạn là người tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc của mình.
Điều đó không có nghĩa là bạn dửng dưng với công việc của người khác. Bạn là một phần trong tập thể, là một kế toán viên trong hệ thống kế toán, nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây.
9. Khả năng diễn đạt
Ngoài việc tính toán, bạn là người thuyết trình trước các lãnh đạo, những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, đưa ra tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu.
Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Do đó, bạn đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “hoa hoè hoa sói”.
10. Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Làm việc với những con số luôn khiến nhân viên kế toán trong trạng thái căng thẳng, nhất là khi đó là một phần trọng yếu trong việc làm kế toán của bạn.
Ngày ngày kế toán viên đối mặt với lượng lớn các thông tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác, hợp lý.
11 Yêu thích những con số
Một kế toán viên cần yêu thích những dãy số. Là kế toán viên, bạn làm việc với các con số ngày này qua ngày khác.
Bạn thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng đúng nơi, làm chúng có giá trị, biến chúng trở thành những con số “ biết nói” với người quan tâm.
Sự cố gắng không thể thay niềm đam mê. Do đó, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn đến với nghề kế toán mà không đam mê nghề và những con số.
Các bước để thành công nhanh trong kế toán
Học giỏi môn toán
Kế toán là làm việc và sự vận dụng tới các con số. Do đó, bạn cần chắc rằng bạn có khả năng về môn toán.
Người ghét môn toán thường khó thành công trong kế toán. Đó là lý do bạn cần yêu môn toán nếu muốn trở thành một kế toán.
Tìm kiếm thông tin về trường đào tạo kế toán chất lượng
Ngoài những nơi đào tạo truyền thống, hiện nay còn rất nhiều trường cao đẳng, đại học trực tuyến uy tín cung cấp những chương trình kế toán cho phép bạn có thể lấy bằng kế toán.
Gửi một email hay tạo ra một yêu cầu trực tuyến để các trường nơi cung cấp các khóa đào tạo online về nội dung khóa học, học phí để được học chương trình đó.
Bằng cấp quốc tế trong lĩnh vực kế toán
Để trở thành một kế toán giỏi được công nhận, bạn phải nhận được chứng chỉ kế toán được chấp nhận, như chứng chỉ CPA của Bộ tài chính .
Các điều kiện để có được chứng chỉ CPA là phải tốt nghiệp khóa học về kế toán hoặc liên quan đến kinh doanh tại trường đại học.
Cập nhật thông tin thường xuyên về các chương trình kế toán mới
Bạn cần chắc chắn rằng chương trình kế toán bạn đăng ký cần đáp ứng đủ các yêu cầu của luật và quy định của nhà nước.
Chọn lĩnh vực kế toán yêu thích
Bạn có thể làm việc với chuyên ngành kế toán công, hành chính, doanh nghiệp, quản trị hay kiểm toán nội bộ.
Không có chương trình cử nhân kế toán nào sẽ đào tạo tất cả các chuyên ngành trên; bạn cần chọn lĩnh vực bạn quan tâm nhất để nghiên cứu.
Thông thạo phần mềm kế toán
Muốn thành công trở thành một kế toán giỏi bạn cần phải thông thạo những phần mềm kế toán.
Bạn không thể học tất cả phần mềm kế toán, nhưng bạn cần biết cơ bản về những phần mềm kế toán phổ biến.
Tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan
Kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan có vai trò quan trọng trong việc xác định thành công trong nghề kế toán.
Nếu bạn đang học chương trình cử nhân kế toán, bạn có thể đi làm part-time hoặc thực tập ở công ty kế toán trong suốt những năm theo học.
Còn nếu bạn theo học một khóa học online bạn có thể thu được kinh nghiệm làm việc từ việc làm kế toán toàn thời gian.
Thi chứng chỉ CPA
Bạn có thể thi CPA trong khi đang theo học chương trình cử nhân kế toán. Bạn cần kinh nghiệm kế toán ngoài bằng cử nhân, trước khi bắt đầu kỳ thi này.
Nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn hãy liên hệ tới Kế toán Trust hoặc Cộng đồng Ngành Kế Toán chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.