Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính theo quý là một nghĩa vụ tài chính quan trọng không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ này, dẫn đến rủi ro bị phạt do nộp thiếu hoặc không đúng hạn. Ở bài viết này kế toán Trust sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước tính thuế TNDN tạm tính theo quý một cách hiệu quả và chính xác nhất.
Các yếu tố cần biết khi tính Thuế TNDN tạm tính
Để tính toán thuế TNDN tạm tính chính xác và đúng quy định, người nộp thuế cần nắm rõ các yếu tố chính sau:
Thu nhập chịu thuế: Là khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ.
Thuế suất thuế TNDN: Là mức thuế suất hiện nay đối với hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%.
Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: Đối với doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, có thể trích lập quỹ từ thu nhập tính thuế (tối đa 10% lợi nhuận trước thuế).
Công thức tính Thuế TNDN tạm tính
Thuế TNDN tạm tính theo quý được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp | = | (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) | x | Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | – | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
Và
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Quy trình tính thuế TNDN tạm tính
Mời bạn xem quy trính tính thuế sau. Nếu chưa hiểu rõ hoặc cần một đơn vị cung cấp dịch vụ khai thuế TNDN thì liên hệ ngay cho kế toán Trust để được hổ trợ.
Bước 1: Tính thu nhập chịu Thuế
Thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định pháp luật. Để xác định thu nhập chịu thuế:
Tổng thu nhập chịu thuế bao gồm doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chính, doanh thu từ các hoạt động tài chính, và các khoản thu nhập khác.
Trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ như chi phí sản xuất, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, và các khoản chi phí khác.
Ví dụ: Giả sử doanh thu trong quý 1 là 1 tỷ đồng, và tổng chi phí hợp lý là 700 triệu đồng, thì thu nhập chịu thuế là 300 triệu đồng.
Bước 2: Tính khoản trích lập quỹ khoa học và công nghệ
Nếu doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, phần lợi nhuận trích lập tối đa là 10% thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoản trích lập này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Ví dụ: Với thu nhập chịu thuế 300 triệu đồng, doanh nghiệp có thể trích lập tối đa 30 triệu đồng vào quỹ khoa học và công nghệ.
Bước 3: Xác định mức thuế suất Thuế TNDN
Mức thuế suất phổ biến nhất hiện nay là 20%. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt hoặc thuộc diện ưu đãi thuế, mức thuế suất có thể thấp hơn.
Bước 4: Tính thuế TNDN tạm tính cuối cùng
Dựa trên các yếu tố ở trên, thuế TNDN tạm tính được xác định theo công thức. Tiếp tục với ví dụ trên:
- Thu nhập chịu thuế: 300 triệu đồng
- Trích lập quỹ khoa học và công nghệ: 30 triệu đồng
- Thuế suất: 20%
Vậy, Thuế TNDN tạm tính = (300 triệu – 30 triệu) x 20% = 54 triệu đồng.
Những lưu ý Khi tính Thuế TNDN tạm tính
Tính toán chính xác số thuế tạm tính: Tổng số thuế tạm nộp trong ba quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế phải nộp theo quyết toán năm, nếu không sẽ bị phạt nộp chậm. Do đó bạn cần tính toán sao cho chính xác số thuế tạm tính.
Tuân thủ thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính: Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cần nộp thuế theo quý, cụ thể là vào ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo. Việc nộp chậm thuế hoặc Không nộp thuế TNDN tạm tính có bị phạt không ? bạn có thể xem thêm.
Kiểm tra và rà soát số liệu cẩn thận: Số liệu trong báo cáo tài chính phải đảm bảo đúng và đủ, tránh sai sót dẫn đến chậm nộp hoặc thiếu nộp. Do đó bạn cần thật cần thận, kỹ càng và chính xác để không phải tốn nhiều thời gian sửa lại sau khi xong.
Ví dụ minh họa về thuế TNDN tạm tính
Doanh nghiệp XYZ có thu nhập chịu thuế trong quý đầu là 1 tỷ đồng, chi phí hợp lý là 700 triệu đồng, và dự định trích lập 5% quỹ khoa học công nghệ (15 triệu đồng). Sử dụng mức thuế suất 20%, thuế TNDN tạm tính của doanh nghiệp được xác định như sau:
- Thu nhập chịu thuế: 1 tỷ – 700 triệu = 300 triệu đồng.
- Trích lập quỹ: 15 triệu đồng.
- Thuế TNDN tạm tính: (300 triệu – 15 triệu) x 20% = 57 triệu đồng.
Việc tính toán và nộp thuế TNDN tạm tính đúng hạn không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro bị phạt mà còn thể hiện sự tuân thủ nghiêm túc đối với pháp luật. Tuy nhiên, tính thuế tạm tính mới chỉ là bước đầu. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định mới nhất về thuế TNDN tạm tính, đặc biệt là những thay đổi trong Nghị định 126/2020/NĐ-CP và các cập nhật sau này. Những quy định này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về quyền và nghĩa vụ thuế của mình, từ đó xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp.
Hãy tiếp tục theo dõi bài viết tiếp theo về Quy định mới nhất về thuế TNDN tạm tính trong chuổi bài viết về thuế TNDN tạm tính để cập nhật những thông tin bổ ích.