Phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp tính thuế GTGT hiện có 2 phương pháp tính khấu trừ và trực tiếp. Thuế giá trị gia tăng còn được gọi là thuế VAT đánh vào hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Vậy để hiểu rõ hơn về 2 phương pháp tính thuế GTGT hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp tính thuế GTGT

Thuế GTGT hiện đang sử dụng 2 phương pháp tính thuế: Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT

Dưới đây là giải thích chi tiết, cụ thể về 2 phương pháp bạn có thể tìm hiểu:

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp pháp khấu trừ

  • Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng phổ biến nhất.
  • Doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền thuế GTGT phải nộp dựa trên sự khác biệt giữa số tiền VAT đầu vào và đầu ra theo phương pháp này.
  • Thuế GTGT đầu vào gồm các khoản chi mà doanh nghiệp đã trả để mua sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa từ các nhà cung cấp khác.
  • Thuế GTGT đầu ra gồm các khoản chi thu được từ khách hàng sau khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Công thức tính:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Số thuế GTGT đầu ra là tônge số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu đáp ứng được các điều kiện.

Lưu ý:

  • Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế  bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.
  • Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được xem là phương pháp hiệu quả nhất. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là sự công bằng trong việc tính toán thuế GTGT.
  • Theo phương pháp khấu trừ chỉ số tiền gia tăng mới chịu thuế GTGT cìn các chi phí đã phát sinh khác sẽ được khấu trừ. Việc này tránh việc tính thuế với các khoản chi đã phát sinh trước đó.
  • Trong trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là đã có thuế GTGT thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp tính tuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được áp dụng cho những doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp sẽ tính toàn bộ số thuế cần nộp dựa trên GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà họ tự sản xuất.

Đối tượng áp dụng phương pháp

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu dưới 1 tỷ/năm, trừ trường hợp tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng phát sinh doanh thu tại Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
  • Các tổ chức kinh tế khác.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu

Công thức tính:

Thuế Giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó:

Tỷ lệ % được quy định theo từng hoạt động như sau:

  • Bên phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Các hoạt động kinh doanh khác: 2%.
  • Doanh thu tính thuế GTGT là tổng số tiền đã bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa. dịch vụ chịu thuế GTGT gồm các khoản phụ thu thêm mà doanh nghiệp được hưởng.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý thì phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

  • Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng và đá quý mức thuế suất thuế là 10%
  • GTGT của vàng bạc đá quý được xác định bằng hóa đơn thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc đá quý mua vào tương ứng.

Bạn nên xem: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT

Nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn về các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hãy liên hệ với Kế toán Trust hoặc Cộng đồng Ngành Kế Toán chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo