Thuế GTGT áp dụng cho những đối tượng nào là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu. Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) còn gọi là thuế VAT là loại thuế có tác động đến nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và nhiều đối tượng hơn so với các loại thuế khác. Vậy Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho những đối tượng nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Thuế GTGT áp dụng cho những đối tượng nào?
Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho 3 nhóm chính là: Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng, Đối tượng không cần kê khai thuế giá trị gia tăng.
Dưới đây là chi tiết cụ thể về 3 nhóm đối tượng bạn có thể tham khảo:
Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT 2008 như sau:
Hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
Đối tượng không chịu thuế GTGT
Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT 2008 bao gồm:
Hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp
Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa được chế biến thành sản phẩm hoặc mới được sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân sản xuất bán ra hoặc ở khâu nhập khẩu
Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng trong tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thương mại
Dịch vụ phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
Máy móc, thiết bị chuyên dụng; phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; tàu thủy đánh bắt xa bờ; thức phẩm cho gia súc, gia cầm và cho các vật nuôi khác
Sản phẩm muối gồm: muối được sản xuất từ nước biển, muối tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt
Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng vì lý do xã hội
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, gồm cả các dịch vụ khám chữa phòng bệnh cho cả người và vật nuôi
Sản phẩm nhân tạo thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh như nạng, xe lăn,…
Dạy học và dạy nghề theo quy định của pháp luật
Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, các dịch vụ bảo hiểm khác,…
Phát hành, xuất bản báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa,…
Kỹ thuật sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền, cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi hình, dữ liệu điện tử….
Các dịch vụ viễn thông công ích, Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ
Duy tu, sửa chữa, xây dựng từ nguồn vốn đóng góp của người dân, vốn viện trợ nhân đạo dành cho các công trình văn hóa, công trình công cộng,…
Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo cam kết quốc tế
Quà tặng cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
Quà tặng cho các cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định.
Đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao
Hàng nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao.
Hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam
Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập, tái xuất; hàng hóa tạm xuất, tái nhập; hàng hóa dịch vụ mua bán giữa nước ngoài với các khu và giữa các khu phi thuế quan
Nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài
Người kinh doanh có thu nhập thấp
Hàng hóa dịch vụ của các hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng mỗi năm
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước trả tiền
Vũ khí chuyên dùng phục vụ quốc phòng an ninh
Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng vốn Ngân sách nhà nước
Lý do khác
Chuyển quyền sử dụng đất
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại chưa qua chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay các sản phẩm khác
Chuyển giao công nghệ, sản phẩm trí tuệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
Nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người thuê theo quy định của Chính phủ về Luật mua bán và kinh doanh nhà ở.
Đối tượng không cần kê khai thuế GTGT
Danh mục các đối tượng không cần phải kê khai tính nộp thuế GTGT được tổng hợp theo các nhóm lý do như dưới đây:
Là luồng tiền từ bên này sang bên khác, không có hàng hóa, dịch vụ đối ứng nên không có tiêu dùng
Các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác
(*) Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường cần phải lập và kê khai hoá đơn nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường theo quy định.
Các khoản thu hộ không liên quan đến bán hàng
Các tổ chức kinh doanh nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện các hoạt động thu hộ Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế tự nguyện;…
Chỉ có tài sản luân chuyển, không có luồng tiền, nên không phải giao dịch bán hàng
Góp vốn bằng tài sản thành lập doanh nghiệp
Trường hợp điều chuyển tài sản
Tài sản cố định đã thực hiện trích khấu hao đang sử dụng:
Khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ kế toán: giữa cơ sở kinh doanh và các chi nhánh do cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các chi nhánh cùng do cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
Có Quyết định, Lệnh điều chuyển kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản
Điều chuyển tài sản:
Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Có Quyết định, Lệnh điều chuyển tài sản, bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản
Do hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ, không phải nghiệp vụ mua bán
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất hàng để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong cơ sở sản xuất kinh doanh
Hàng hóa dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh
Do có sự luân chuyển hàng hóa nhưng là cho vay, mượn, hoàn trả, nên không phải nghiệp vụ mua bán
Xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng dưới dạng cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng, chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp
Do không đáp ứng điều kiện về đối tượng nộp thuế
Tổ chức và cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư cho doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
(*) Các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì chuyển nhượng dự án vẫn phải kê khai tính nộp thuế GTGT
Cơ sở sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị bên nước ngoài trả lại
Khi cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT
Do tiêu dùng ngoài Việt Nam, không đáp ứng nguyên tắc điểm đến
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Doanh thu hàng hóa dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được hưởng từ các hoạt động đại lý bán đúng giá của các dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, Đại lý vận tải quốc tế, Đại lý bảo hiểm, vé xổ số,…
Do bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
Người bán là doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại
Ai phải đóng thuế gtgt
Căn cứ theo Điều 4 Luật Giá trị gia tăng năm 2008, quy định người nộp thuế gồm các đối tượng sau:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị giá tăng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt nam mua dịch vụ của các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài không có cơ sở thường trú và không cư trú tại Việt Nam thì đối tượng mua dịch vụ là người nộp thuế.
Phân biệt người nộp thuế và đối tượng chịu thuế GTGT
Theo các quy định ở trên, có thể phân biệt 2 khái niệm người chịu thuế và đối tượng chịu thuế cụ thể như sau:
Người nộp thuế
Là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nộp thuế cho Nhà nước khi phát sinh thu nhập chịu thuế GTGT hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định của Pháp luật.
Đối tượng chịu thuế
Là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc lợi ích vật chất khác mà thuế GTGT tác động đến phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.
Bạn nên xem: Luật thuế GTGT 2024 và các Luật sửa đổi, bổ sung
Nếu bạn cần tư vấn nhiều hơn về hãy liên hệ với Kế toán Trust, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.